Người lao động và chủ hãng sở ngành chế biến thịt và gia cầm

Trang chủ Hotline: 0919797776
0Đã thêm vào giỏ

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tin nổi bật

Người lao động và chủ hãng sở ngành chế biến thịt và gia cầm

Hướng dẫn tạm thời của CDC và Cơ Quan Quản Lý Sức Khỏe và An Toàn Nghề Nghiệp (OSHA)


Các cơ sở chế biến thịt và gia cầm là một thành phần của ngành thiết yếu thuộc ngành Nông nghiệp và Thực phẩmpdf iconexternal icon.  Hướng dẫn cho ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu của CDC khuyến nghị người lao động thuộc ngành thiết yếu có thể được phép tiếp tục làm việc sau khi có khả năng phơi nhiễm với COVID-19, miễn là họ không có triệu chứng nào và thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và cộng đồng.  Tất cả các cơ sở chế biến thịt và gia cầm đang xây dựng các kế hoạch để tiếp tục hoạt động trong bối cảnh COVID-19 xuất hiện trong lực lượng lao động hoặc ở cộng đồng xung quanh phải (1) làm việc trực tiếp với nhân viên y tế công cộng địa phương và tiểu bang cũng như các chuyên gia về y tế và an toàn nghề nghiệp; (2) kết hợp các khía cạnh phù hợp trong hướng dẫn của CDC, bao gồm nhưng không giới hạn trong tài liệu này và  Hướng dẫn cho ngành cơ sở hạ tầng thiết yếu của CDC; và (3) kết hợp hướng dẫn từ các nguồn có thẩm quyền và nhà chức trách khác khi cần.

Gần đây xuất hiện nhiều đợt bùng phát COVID-19 trong lực lượng lao động tại các cơ sở chế biến thịt và gia cầm tại Hoa Kỳ. Tài liệu này cung cấp hướng dẫn cho người lao động và chủ hãng sở chế biến thịt và gia cầm bao gồm các cơ sở chế biến thịt bò, thịt lợn và gia cầm. Hướng dẫn này bổ sung nhưng không thay thế cho hướng dẫn chung có tại các trang web này:

Bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) là căn bệnh về hô hấp do một loại vi-rút mới gọi là SARS-CoV-2 gây ra. Các triệu chứng thường thấy bao gồm sốt, ho và hụt hơi và bệnh có thể từ mức nhẹ tới nghiêm trọng. Một số người bệnh trở nặng tới mức phải nhập viện và một số người có thể tử vong vì căn bệnh này. Hiểu biết của chúng ta về loại vi-rút mới này và cách lây lan vi-rút tiếp tục thay đổi khi chúng tôi tìm hiểu thêm về COVID-19, vì vậy hãy xem trang web của CDCđể biết thông tin mới nhất. Vi-rút được cho là lây lan chủ yếu từ người sang người:

  • Giữa những người có tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi sáu feet, khoảng hai mét).
  • Thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người không có xuất hiện triệu chứng vẫn có thể lây lan vi-rút. Cũng có thể rằng một người có thể nhiễm COVID-19 khi chạm tay vào bề mặt hoặc đồ vật có dính vi-rút trên đó, sau đó lại chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ. Người ta không cho rằng đây là cách lây lan chính của vi-rút, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thêm về loại vi-rút này. Người lao động có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn bao gồm  người cao tuổi và những đối tượng thuộc mọi độ tuổi có sẵn bệnh nền mạn tính. Các chính sách và quy trình giải quyết vấn đề liên quan tới người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn nên được đưa ra khi có tham vấn các chuyên gia về nguồn nhân lực và y học nghề nghiệp.

Nguy cơ phơi nhiễm trong cộng đồng người lao động ngành chế biến thịt và gia cầm

Người lao động liên quan tới hoạt động chế biến thịt và gia cầm không phơi nghiễm với SARS-CoV-2 thông qua các sản phẩm thịt mà họ xử lý. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc của họ, các dây chuyền xử lý và các khu vực khác trong các nhà máy đông đúc, nơi họ có tiếp xúc gần với đồng nghiệp và người giám sát có thể góp phần đáng kể tới khả năng phơi nhiễm của họ. Nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 khi làm việc tùy thuộc vào một số yếu tố Một số trong các yếu tố này được mô tả trong cuốn sổ tay của Bộ Lao Động Hoa Kỳ và Bộ Dịch Vụ Nhân Sinh và Sức khỏe Hướng dẫn về việc chuẩn bị nơi làm việc để ứng phó với COVID-19pdf iconexternal icon. Các yếu tố đặc trưng tác động tới nguy cơ phơi nhiễm với SARS-CoV-2 của người lao động trong các cơ sở chế biến thịt và gia cầm bao gồm:

  • Khoảng cách giữa người lao động - người lao động tại các cơ sở chế biến thịt và gia cầm thường làm việc gần nhau trên các dây chuyến chế biến. Người lao động cũng có thể ở gần nhau trong những khoảng thời gian khác, như khi ghi giờ vào và ra khỏi nơi làm việc, trong thời gian nghỉ ngơi hoặc tại phòng thay đồ/nơi để tủ đồ.
  • Khoảng thời gian tiếp xúc - người lao động tại cơ sở chế biến thịt và gia cầm thường có thời gian ở gần đồng nghiệp trong khoảng thời gian dài (vd. 10-12 giờ mỗi ca làm). Việc tiếp xúc liên tục với các cá nhân có khả năng đã nhiễm bệnh sẽ gia tăng nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2.
  • Loại tiếp xúc - người lao động tại cơ sở chế biến thịt và gia cầm có thể phơi nhiễm với vi-rút lây nhiễm thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp trong không khí, ví dụ khi người lao động ở tại nhà máy có người ho hoặc hắt hơi có vi-rút. Cũng có thể rằng tình trạng phơi nhiễm xảy ra khi họ tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật dụng có nhiễm vi-rút như dụng cụ, trạm làm việc hoặc bàn ở phòng nghỉ ngơi. Không gian dùng chung như phòng nghỉ, phòng chứa tủ đồ, cổng vào/ra cơ sở có thể góp phần dẫn tới nguy cơ nhiễm bệnh cho họ.
  • Một số yếu tố đặc trưng khác có thể gia tăng nguy cơ cho những người lao động này bao gồm:
    • Có một hình thức phổ biến tại một số nơi làm việc là chia sẻ phương tiện giao thông như xe tải đi chung hoặc xe đưa đón, đi chung xe và phương tiện giao thông công cộng
    • Tiếp xúc thường xuyên với đồng nghiệp tại bối cảnh cộng đồng tại các khu vực đang có tình trạng lây truyền tiếp diễn trong cộng đồng.

Tạo kế hoạch kiểm soát và đánh giá về COVID-19

Nên chỉ định một điều phối viên đủ điều kiện tại nơi làm việc, người này có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm soát và đánh giá về COVID-19. Tất cả người lao động tại cơ sở phải biết cách liên hệ với điều phối viên này khi có bất kỳ mối lo ngại nào về COVID-19. Kế hoạch y tế và an toàn nghề nghiệp và kiểm soát lây nhiễm nên áp dụng với bất kỳ ai vào hoặc làm việc trong nhà máy (vd. toàn bộ người lao động tại cơ sở, nhà thầu và các đối tượng khác). Ban quản lý cơ sở nên liên lạc với nhân viên y tế công cộng địa phương và/hoặc tiểu bang và chuyên gia sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và thiết lập kênh liên lạc liên tục nhằm đảm bảo họ nhận được thông tin phù hợp và cập nhật liên quan tới COVID-19. Các điều phối viên tại nơi làm việc và ban quản lý cũng nên nắm rõ và tuân theo tất cả các hướng dẫn của cơ quan y tế công cộng và quy định áp dụng hiện hành của liên bang. Đánh giá địa điểm làm việc để xác định các nguy cơ về COVID-19 và các chiến lược phòng tránh nên thực hiện định kỳ và trở thành một thực hành y tế công cộng và sức khỏe nghề nghiệp hữu ích. Là một phần trong những đánh giá này, các cơ sở chế biến nên cân nhắc vai trò phù hợp để xét nghiệm và truy dấu tiếp xúc tại nơi làm việc (xác định sự lây lan từ người sang người) cho người lao động dương tính với COVID-19 trong đánh giá nguy cơ tại địa điểm làm việc, tuân theo hướng dẫn hiện có của CDC.

Các biện pháp kiểm soát

Các khuyến nghị phòng tránh lây nhiễm cho người lao động được căn cứ trên phương thức tiếp cận được gọi là thứ bậc kiểm soát. Phương thức tiếp cận này nhóm các hành động theo tính hiệu quả của chúng trong việc giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy hiểm. Tropng hầu hết các trường hợp, phương thức ưu tiên chính là loại bỏ nguy hiểm hoặc các quy trình; thiết lậo các biện pháp kiểm soát quy trình; và triển khai vệ sinh, sát khuẩn và khử trùng thích hợp nhằm giảm khả năng phơi nhiễm hoặc bảo vệ người lao động. Các biện pháp kiểm soát hành chính cũng là một phần quan trọng của phương thức nhằm phòng tránh lây nhiễm tại các nơi làm việc này.

Các Biện Pháp Kiểm Soát Quy Trình

Thiết lập các môi trường làm việc chung đề người lao động cách nhau tối thiểu sáu feet hoặc 2 mét, khi có thể. Thông tin hiện thời về việc lây lan không có triệu chứng của SARS-CoV-2 hỗ trợ nhu cầu cách ly giao tiếp xã hội và các biện pháp bảo vệ khác trong môi trường làm việc tại cơ sở chế biến thịt và gia cầm. Có thể cần thiết có những thay đổi trong thực hành sản xuất để duy trì khoảng cách thích hợp giữa người lao động.

Ảnh thể hiện các tùy chọn căn chỉnh tiềm năng cho các trạm làm việc chế biến thịt và đóng gói thịt. Lựa chọn tồi cho thấy khoảng cách giữa người lao động với nhau ở phạm vi 6 feet, bao gồm hình thức đứng cạnh nhau trên dây chuyền và đối diện với nhau. Có 3 lựa chọn tốt được thể hiện. Lựa chọn tốt đầu tiên thể hiện hai công nhân ở cùng phía của dây chuyền, cách nhau tối thiểu 6 feet. Không có công nhân đối diện với họ trên dây chuyền. Có thể sử dụng cách bố trí khác để đạt được khoảng cách tương tự giữa các công nhân. Lựa chọn tốt thứ hai thể hiện hai công nhân ở cùng bên của dây chuyển, phân tách nhau bằng một vách ngăn hoặc tấm che. Vách ngăn có thể cần được điều chỉnh để tích hợp với dây chuyền chế biến hoặc thiết bị sản xuất khác. Lựa chọn tốt thứ ba thể hiện bốn công nhân, hai người ở mỗi bên của dây chuyền, phân tách với nhau bằng hai vách ngăn. Một vách ngăn được đặt giữa hai công nhân ở cùng bên của dây chuyền và một vách khác phân tách với công nhân ở bên đối diện. Với các tác vụ thực hiện song song với công nhân đối diện trên dây chuyền, có thể đặt vách ngăn để bảo vệ công nhân trong khi vẫn cho phép họ chuyển nguyên vật liệu qua.
chỉnh kích thước biểu tượngXem Lớn Hơn

Sửa đổi việc căn chỉnh trạm làm việc, bao gồm khu vực dọc theo dây chuyền chế biến, nếu khả thi, để công nhân cách nhau tối thiểu sáu feet ở tất cả các hướng (vd. cạnh nhau và khi đối diện nhau) khi có thể. Lý tưởng là sửa đổi việc căn chỉnh trạm làm việc để công nhân không đối mặt với nhau. Cân nhắc việc sử dụng vạch dấu và biển báo để nhắc nhở công nhân duy trì vị trí của họ tại nơi làm việc cách xa nhau và thực hiện cách ly giao tiếp xã hội trong thời gian nghỉ.

Dùng các tấm che, như rèm dạng màn nhựa, tấm mi-ca hoặc vật liệu tương tự hoặc vách ngăn không thấm nước để phân tách công nhân chế biến thịt và gia cầm với nhau nếu khả thi.

Các cơ sở nên cân nhắc việc tham vấn với kỹ sư về điều hòa không khí, thông gió, sưởi ấm nhằm đảm bảo có thông gió đủ tại khu vực làm việc giúp giảm thiểu khả năng phơi nhiễm cho công nhân.

Nếu sử dụng quạt đứng hoặc quạt gắn cố định tại cơ sở chế biến, hãy thực hiện các bước nhằm giảm thiểu gió từ quạt thổi trực tiếp từ công nhân này sang công nhân khác. Nên tháo quạt làm mát cá nhân khỏi nơi làm việc nhằm giảm khả năng lây lan vi-rút từ các giọt lơ lửng hoặc trong không khí.  Nếu tháo quạt, chủ cơ sở chế biến nên lưu ý và thực hiện các bước phòng tránh nguy cơ về nhiệtexternal icon.

Đặt trạm rửa tay hoặc dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60% tại nhiều địa điểm để khuyến khích công nhân vệ sinh tay. Nếu có thể, chọn các trạm chứa dung dịch sát trùng tay không cần chạm vào. Xem tiêu chuẩn vệ sinh của OSHA (29 CFR 1910.141external icon), đòi hỏi chủ lao động cung cấp phương tiện rửa tay cho người lao động.

Bố trí thêm các trạm ghi giờ vào/ra khỏi nơi làm việc, nếu có thể, các trạm này cần được đặt cách xa nhau để giảm tình trạng tập trung đông tại các khu vực này. Cân nhắc biện pháp thay thế như phương thức không chạm hoặc xếp xen kẽ thời gian ghi giờ vào/ra cho công nhân.

Tháo hoặc sắp xếp lại bàn ghế hoặc thêm vách ngăn trên bàn,trong phòng nghỉ và các khu vực khác mà công nhần thường lui tới để tăng cường giãn cách công nhân. Xác định các khu vực thay thế để bố trí công nhân khi quá tải như phòng đào tạo và phòng họp hay sử dụng các lều dựng tạm bên ngoài và khu vực ăn trưa.

Các Biện Pháp Kiểm Soát Hành Chính

Chủ lao động nên thực hiện các biện pháp sau để khuyến khích cách ly giao tiếp xã hội:

  • Khuyến khích di chuyển thành một hàng gồm người trước cách người sau sáu feet hoặc 2 mét trong cơ sở chế biến khi có thể.
  • Chỉ định công nhân theo dõi và hỗ trợ thực hiện việc giãn cách tại các dây chuyền ở nhà máy chế biến.
  • Xếp xen kẽ thời gian nghỉ hoặc cung cấp khu vực nghỉ tạm và phòng vệ sinh để tránh tụ tập công nhân từng nhóm trong giờ nghỉ. Công nhân nên luôn duy trì khoảng cách sáu feet hoặc 2 mét, kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Xếp xen kẽ thời gian đến và rời khỏi cơ sở chế biến cho công nhân để tránh tụ tập công nhân tại khu vực đỗ xe, phòng chứa tủ đồ và thời gian gần những thời điểm quan trọng.
  • Cung cấp gợi ý trực quan (vd. vạch dấu trên sàn nhà, biển báo) để nhắc nhở công nhân duy trì cách ly giao tiếp xã hội.
  • Khuyến khích công nhân tránh đi chung xe đến hoặc từ nơi làm việc, nếu có thể.
    • Nếu công nhân cần đi chung xe hoặc dùng xe đưa đón của công ty, các biện pháp kiểm soát sau phải được thực hiện:
      • Hạn chế số lượng người trên mỗi xe càng ít càng tốt. Điều này có thể đồng nghĩa với việc cần thêm xe.
      • Khuyến khích nhân viên duy trì cách ly giao tiếp xã hội càng nhiều càng tốt.
      • Khuyến khích nhân viên vệ sinh tay trước khi vào xe và khi tới nơi.
      • Khuyến khích nhân viên sử dụng xe đi chung nên đeo khẩu trang vải.
      • Vệ sinh và khử trùng các bề mặt thường chạm vào sau mỗi chuyến chạy xe đi chung hoặc xe đưa đón nhân viên (vd. tay nắm cửa, ray bám tay và khóa cài đai an toàn).
      • Khuyến khích nhân viên tuân theo quy tắc khi ho và hắt hơi pdf iconkhi ở trên xe.

Chủ lao động có thể xác định việc điều chỉnh dây chuyển sản xuất hoặc chế biến, ca làm việc và xếp xen kẽ công nhân trong các ca làm việc có thể giúp duy trì tổng công suất chế biến thịt và gia cầm trong khi vẫn thực hiện các biện pháp giảm thiểu khả năng phơi nhiễm với SARS-CoV-2. Ví dụ, một nhà máy thường vận hành một ca làm việc ban ngày có thể tách công nhân thành hai hoặc ba ca trong suốt khoảng thời gian 24 giờ. Trong các nhà máy chế biến thịt và gia cầm, một ca có thể cần được dành ra để vệ sinh và khử trùng.

Theo dõi và ứng phó với tình trạng nghỉ việc tại nơi làm việc. Triển khai các kế hoạch để tiếp tục vận hành các bộ phận kinh doanh thiết yếu trong trường hợp tình trạng nghỉ việc cao hơn bình thường.

Xem xét các chính sách nghỉ việc và chính sách khuyến khích:

  • Phân tích các chính sách nghỉ ốm và cân nhắc sửa đổi chúng nhằm đảm bảo rằng công nhân bị bệnh không có mặt tại nơi làm việc. Hãy chắc chắn rằng nhân viên biết và hiểu các chính sách này.
  • Phân tích các chương trình khuyến khích và cân nhắc việc sửa đổi chúng, nếu được bảo đảm, để nhân viên không bị phạt khi nghỉ bệnh nếu họ nhiễm COVID-19.
  • Sự linh hoạt bổ sung có thể gồm việc báo trước về việc nghỉ ốm trong tương lai và cho phép nhân viên tặng thời gian được phép nghỉ ốm cho nhau.

Cân nhắc việc tạo đoàn hệ (lập nhóm) công nhân. Điều này có thể tăng tính hiệu quả của việc sửa đổi lịch biểu ca làm bình thường của nhà máy bằng cách đảm bảo rằng các nhóm công nhân luôn được giao cùng ca làm việc với cùng những đồng nghiệp đó. Việc tạo nhóm có thể giảm tình trạng lây truyền SARS-CoV-2 tại nơi làm việc bằng cách giảm thiểu số cá nhân khác nhau tiếp xúc gần với nhau trong thời gian một tuần. Việc tạo nhóm cũng có thể giảm số công nhân bị cách ly vì phơi nhiễm với vi-rút.

Thiết lập hệ thống cho nhân viên để cảnh báo giám sát của họ nếu họ thấy có dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19 hoặc nếu gần đây họ có tiếp xúc gần với một ca nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm COVID-19.

Cung cấp khả năng tiếp cận với xà phòng, nước máy sạch và khăn giấy dùng một lần để rửa tay.

  • Cung cấp dung dịch sát trùng tay có chứa cồn với nồng độ ít nhất là 60% nếu không có sẵn xà phòng và nước.
  • Đặt dung dịch sát trùng tay ở nhiều nơi để khuyến khích vệ sinh tay. Nếu có thể, chọn các trạm chứa dung dịch sát trùng tay không cần chạm vào.
  • Cân nhắc các chương trình khác tại nơi làm việc nhằm khuyến khích vệ sinh cá nhân, như:
    • thiết lập thêm các khoảng thời gian nghỉ ngắn trong lịch biểu của nhân viên để tăng tần suất nhân viên có thể rửa tay bằng xà phòng và nước hay dùng dung dịch sát trùng tay có chứa nồng độ cồn tối thiểu là 60%;
    • Cung cấp khăn giấy và thùng rác không chạm để công nhân sử dụng; và
    • huấn luyện công nhân rằng việc sử dụng thuốc lá và thuốc lá không khói có thể dẫn tới việc gia tăng tình trạng tiếp xúc giữa bàn tay bị nhiễm bẩn và miệng của họ và rằng việc tránh các sản phẩm này có thể giảm nguy cơ lây nhiễm.

Công nhân nên được chỉ dẫn để tránh chạm vào mặt của họ bao gồm mắt, mũi và miệng, đặc biệt là đến ngay cả sau khi họ đã rửa tay kỹ lưỡng khi hoàn tất công việc và/hoặc gỡ bỏ trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).


Khẩu trang vải tại các cơ sở chế biến thịt và gia cầm

CDC khuyến cáo đeo khẩu trang vải để bảo vệ bản thân ngoài biện pháp cách ly giao tiếp xã hội (nghĩa là duy trì khoảng cách với người khác tối thiểu 6 feet hoặc 2 mét). Khẩu trang vải có thể đặc biệt quan trọng khi không thể hoặc không khả thi để thực hiện cách ly giao tiếp xã hội do điều kiện làm việc. Khẩu trang vải có thể giảm một lượng lớn các giọt bắn từ đường hô hấp mà một người có thể tạo ra khi trò chuyện, hắt hơi hoặc ho. Khẩu trang vải có thể ngăn một người không biết mình đã nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 lây lan cho người khác. Khẩu trang vải dùng để bảo vệ người khác chứ không phải là người đeo.

Khẩu trang vải không phải là trang bị bảo hộ cá nhân (PPE). Chúng không thích hợp để thay thế cho PPE chẳng hạn như mặt nạ (như mặt nạ N95) hoặc khẩu trang y tế (như khẩu trang phẫu thuật) tại nơi làm việc khi mặt nạ hoặc khẩu trang được khuyến nghị hoặc cần có để bảo vệ người đeo.

Khi đeo khẩu trang vải là một biện pháp y tế công cộng dùng để giảm tình trạng lây lan COVID-19 tại cộng đồng, nó có thể không hữu dụng để công nhân đeo một khẩu trang vải trong toàn bộ thời gian của ca làm việc (vd. tám tiếng trở lên) tại cơ sở chế biến thịt hoặc gia cầm nếu chúng bị ướt, bị bẩn hoặc thấy rõ đã nhiễm bẩn trong ca làm việc. Nếu thực hiện đeo khẩu trang vải tại các cơ sở này, các chủ cơ sở nên cung cấp sẵn các khẩu trang vải sạch (hoặc lựa chọn khẩu trang dùng một lần) để công nhân sử dụng khi khẩu trang đang dùng bị ướt, bẩn hoặc thấy rõ đã nhiễm bẩn.

Chủ cơ sở chế biến xác định nên sử dụng khẩu trang vải tại nơi làm việc, bao gồm cả việc tuân thủ các quy định của địa phương hoặc tiểu bang về việc sử dụng chúng, nên đảm bảo khẩu trang vải phải:

  • vừa khớp trên mũi và miệng, vừa khít nhưng phải thoải mái ở hai bên mặt;
  • được giữ chắc bằng dây hoặc dây vòng qua tai;
  • có nhiều lớp vải;
  • cho phép thở không bị hạn chế;
  • Có thể giặt bằng nước có thiết lập mức nước nóng nhất phù hợp và vắt khô bằng máy hàng ngày sau ca làm việc đó mà không làm tổn hại hoặc thay đổi hình dạng (khẩu trang vải sạch nên được dùng mỗi ngày);
  • không dùng nếu chúng bị ướt hoặc nhiễm bẩn;
  • thay bằng khẩu trang sạch do chủ lao động cung cấp, khi cần.
  • được chạm vào càng ít càng tốt nhằm tránh truyền vật liệu lây nhiễm vào vải; và
  • không đeo cùng hoặc thay cho các hình thức bảo vệ cơ quan hô hấp khi cần dùng mặt nạ.

Giải thích và huấn luyện cho công nhân và người giám sát về cách họ có thể giảm lây lan COVID-19.

Bổ sung thông tin và đào tạo thêm về COVID-19,  ghi nhận các dấu hiệu và các triệu chứng nhiễm bệnh và cách phòng tránh phơi nhiễm với vi-rút trong hoạt động đào tạo thông thường và cần có liên quan tới công việc (vd. đào tạo cần có theo tiêu chuẩn của OSHA). Hoạt động đào tạo nên bao gồm thông tin về cách triển khai các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm được khuyến nghị ở đây và được bao gồm trong bất kỳ biện pháp phòng tránh và kiểm soát lây nhiễm hoặc kế hoạch ứng phó với COVID-19 mà chủ cơ sở đang xây dựng. OSHA cung cấp thông tin bổ sungexternal icon về việc đào tạo trên trang web COVID-19 của họ.

Toàn bộ thông tin truyền đạt và đào tạo phải dễ hiểu và nên (1) được cung cấp bằng các ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ ưu tiên khi nói hoặc đọc của người lao động, nếu có thể; (2) ở mức trình độ học vấn phù hợp; và (3) bao gồm các thông tin chính xác và kịp thời về:

  • các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19, cách lây lan, nguy cơ phơi nhiễm tại nơi làm việc và cách người lao động có thể bảo vệ bản thân; và
  • thực hành rửa tay đúng cách và sử dụng các trạm chứa dung dịch sát trùng tay;
  • quy ước khi ho và hắt hơi;
  • các biện pháp phòng ngừa kiểm soát lây nhiễm thường kỳ khác (vd. các dấu hiệu và triệu chứng về COVID-19, đeo hoặc tháo mặt nạ hay khẩu trang vải và các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội).

Chủ lao động nên đặt các áp-phích đơn giản bằng tất cả các ngôn ngữ thường dùng trong lực lượng người lao động để khuyến khích họ ở nhà khi bị bệnh, các quy ước khi ho và hắt hơi cũng như các thực hành vệ sinh tay thích hợp. Họ nên đặt các áp-phích này ở cửa ra vào nơi làm việc và các khu vực nghỉ ngơi, phòng chứa tủ đồ và các khu vực làm việc khác nơi mọi người dễ nhìn thấy.

Chủ lao động nên đăng các biển báo mà quý vị có thể đọc được từ xa (hoặc dùng bảng chữ điện tử, di động) để thông báo với khách thăm và người lao động về thực hành cách ly giao tiếp xã hội.

OSHA hiểu rằng một số chủ lao động có thể gặp khó khăn khi tuân thủ các tiêu chuẩn OSHA do tình huống khẩn cấp về y tế đang tiếp diễn bao gồm các tiêu chuẩn đỏi hòi phải có loại hình đào tạo nhất định cho người lao động.  OSHA cung cấp quyền thực thiexternal icon về việc hoàn tất đào tạo và các hình thức cung cấp khác vào tiêu chuẩn của họ. OSHA đã hướng dẫn các nhân viên sức khỏe và an toàn tuân thủ của mình (CSHOs) để đánh giá liệu một chủ lao động đã nỗ lực hết sức để tuân thủ các tiêu chuẩn có thể áp dụng của OSHA chưa và trong một số trường hợp khi việc tuân thủ là không thể thực hiện do đại dịch đang diễn ra, nhằm đảm bảo rằng nhân viên không phải tiếp xúc với các nguy cơ từ công việc, các quy trình hay thiết bị mà họ chưa được chuẩn bị hay đào tạo để sử dụng.

Việc vệ sinh và khử trùng trong hoạt động chế biến thịt và gia cầm

Đối với các hoạt động sử dụng nhiều tới các dụng cụ, chủ lao động nên đảm bảo các dụng cụ đó thường xuyên được vệ sinh và khử trùng, bao gồm ít nhất là thường xuyên như tần suất công nhân thay đổi trạm làm việc hoặc chuyển tới bộ dụng cụ mới. Tham khảo Danh sách Nexternal icon trên trang web của EPA về các chất khử trùng đã dăng ký với EPA đủ điều kiện theo chương trình về các sản phẩm dùng cho mầm bệnh vi-rút mới của EPA dùng để chống lại SARS-CoV-2.

Thiết lập các phương thức và cung cấp vật tư để tăng tần suất vệ sinh tại nơi làm việc và các không gian chung. Khử trùng thường xuyên các bề mặt hay chạm vào tại nơi làm việc, phòng nghỉ ngơi (vd, tay nắm tủ lạnh hoặc lò vi sóng hoặc bảng cảm ứng trên máy bán lẻ tự động) ít nhất một lần mỗi ca làm việc, nếu có thể. Ví dụ, lau sạch các dụng cụ hoặc thiết bị khác ít nhất là bằng với tần suất công nhân thay đổi trạm làm việc. Thường xuyên vệ sinh các tay nắm và thanh đẩy trên mọi cửa ra vào không tự động mở và thanh vịn tay dọc cầu thang hoặc lối đi. Nếu đang sử dụng các tấm che, thì những chỗ này cũng cần được vệ sinh thường xuyên.

Các công nhân vệ sinh và khử trùng cần có thêm trang bị bảo hộ cá nhân và các biện pháp kiểm soát khác để bảo vệ họ khỏi những nguy hại về hóa chất do chất khử trùng gây ra. Lưu ý: Các chủ lao động phảiexternal icon đảm bảo chương trình truyền thông về mối nguy hiểm​​​​​​​ của mình luôn bằng văn bản cũng như chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên cho tất cả nhân viên. (Xem biên bản ghi nhớ về quyết định thực thiexternal icon của OSHA về vấn đề này.) Chủ lao động có thể cần điều chỉnh hướng dẫn từ mục này, phần Chủ lao động và người lao động trong lĩnh vực dịch vụ môi trườngexternal icon cũng như Hướng dẫn tạm thời cho người lao động và chủ lao động của nhân công có nguy cơ gia tăng phơi nhiễm do nghề nghiệpexternal icon, để bảo vệ đầy đủ cho người lao động thực hiện các hoạt động vệ sinh và khử trùng tại các xưởng sản xuất.

Sàng lọc1 và theo dõi người lao động

Nơi làm việc, đặc biệt là các khu vực đang xảy ra lây truyền COVID-19 trong cộng đồng, nên cân nhắc việc xây dựng và triển khai chiến lược khám sàng lọc và theo dõi toàn diện nhằm ngăn chặn việc xuất hiện COVID-19 tại nơi làm việc. Cân nhắc chương trình khám sàng lọc người lao động trước khi vào nơi làm việc, tiêu chí quay lại làm việc cho những người đã phơi nhiễm và đã hồi phục (những người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19 nhưng đã khỏe hơn) và tiêu chí để loại trừ người lao động bị bệnh. Loại chương trình này nên đươc phối hợp nhiều nhất có thể với cơ quan y tế công cộng địa phương và có thể bao gồm các hoạt động sau đây:

Khám sàng lọc COVID-19 cho người lao động

Khám sàng lọc các triệu chứng về COVID-19 (như kiểm tra thân nhiệt) cho công nhân chế biến thịt và gia cầm là chiến lược tùy chọn mà chủ lao động có thể sử dụng. Nếu được triển khai cho toàn bộ người lao đồng, các chính sách và quy trình khám sàng lọc công nhân nên được xây dựng dựa trên việc tham vấn ý kiến với nhân viên y tế địa phương và tiểu bang cũng như các chuyên gia y tế nghề nghiệp. Các lựa chọn để khám sàng lọc các triệu chứng về COVID-19 cho người lao động bao gồm:

  • Khám sàng lọc trước khi vào cơ sở chế biến.
  • Cung cấp hình thức khám sàng lọc qua hỏi đáp bằng ngôn ngữ phù hợp để xác định liệu công nhân có bị sốt, cảm giác bị sốt hoặc có bị ớn lạnh, ho hoặc khó thở trong vòng 24 giờ qua.
  • Kiểm tra thân nhiệt cho công nhân khi bắt đầu mỗi ca làm việc để xác định bất kỳ người nào bị sốt 100,4℉ trở lên (hoặc báo cáo có cảm giác bị sốt). Đảm bảo rằng người sàng lọc:
    • được đào tạo để sử dụng màn hình đo thân nhiệt và các màn hình này phải chính xác trong điều kiện sử dụng (chẳng hạn như nhiệt độ lạnh); và
    • sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) thích hợp.
  • Không cho phép nhân viên vào nơi làm việc nếu họ bị sốt 100.4℉ trở lên (hoặc báo cáo cảm thấy bị sốt), hoặc nếu kết quả khám sàng lọc cho thấy công nhân nghi ngờ bị nhiễm COVID-19.

Đảm bảo rằng nhân sự thực hiện các hoạt động khám sàng lọc, bao gồm kiểm tra thân nhiệt được bảo vệ phù hợp khi phơi nhiễm với những công nhân có khả năng nhiễm bệnh khi vào cơ sở:

  • Triển khai các biện pháp kiểm soát quy trình như che chắn hoặc dải phân cách hay hệ thống dây thừng  và cọc dây đai ngăn cách để duy trì khoảng cách tối thiểu giữa người khám sàng lọc và công nhân được khám sàng lọc là sáu feet hoặc 2 mét.
  • Nếu người khám sàng lọc cần phải ở trong phạm vi sáu feet hoặc 2 mét với công nhân, hãy cung cấp cho họ trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp (PPE) do việc tiếp xúc gần lặp đi lặp lại giữa người khám sàng lọc và các công nhân khác.
    • Các trang bị bảo hộ cá nhân như vậy có thể bao gồm găng tay, áo choàng, tấm che mặt và ít nhất là khẩu trang.
    • Mặt nạ có bộ lọc N95 (hoặc bảo vệ nhiều hơn) có thể phù hợp cho người lao động thực hiện nhiệm vụ khám sàng lọc và cần thiết cho người lao động quản lý nhân viên bị bệnh trong môi trường làm việc (xem bên dưới) nếu nhân viên đó có dấu hiệu hoặc các triệu chứng của COVID-19. Nếu cần có mặt nạ, chúng phải được sử dụng trong bối cảnh chương trình bảo vệ đường hô hấp toàn diện, bao gồm khám bệnh, thử độ vừa khít và đào tạo theo tiêu chuẩn bảo vệ đường hô hấp của OSHA (29 CFR 1910.134external icon).

Quản lý công nhân bị bệnh

Những công nhân có vẻ có các triệu chứng (vd. sốt, ho hoặc hụt hơi) ngay khi tới nơi làm việc hoặc chuyển bệnh trong ngày làm việc đó cần được tách riêng ngay lập tức với người khác tại nơi làm việc và được đưa về nhà.

Đảm bảo người quản lý nhân viên bị bệnh được bảo vệ chống phơi nhiễm thích hợp. Khi người đó cần ở trong phạm vi sáu feet hoặc 2 mét với đồng nghiệp bị bệnh, trang bị bảo hộ cá nhân PPE thích hợp có thể bao gồm găng tay, áo choàng, tấm che mặt và ít nhất là khẩu trang. Mặt nạ có bộ lọc N95 (hoặc bảo vệ hơn) có thể phù hợp cho người lao động quản lý nhân viên bị bệnh nếu nhân viên đó có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19. Nếu cần có mặt nạ, chúng phải được sử dụng trong bối cảnh chương trình bảo vệ đường hô hấp toàn diện, bao gồm khám bệnh, thử độ vừa khít và đào tạo theo tiêu chuẩn bảo vệ đường hô hấp của OSHA (29 CFR 1910.134external icon).

Nếu một nhân viên được xác nhận nhiễm COVID-19, chủ hãng sở phải thông báo tất cả những ai đã tiếp xúc với nhân viên đó (bao gồm nhân viên, người giám sát, người xếp hạng, v.v.) về khả năng phơi nhiễm với COVID-19 tại nơi làm việc, nhưng phải duy trì bảo mật theo yêu cầu của Đạo Luật về Người Khuyết Tật Hoa Kỳ (ADA). Chủ lao động nên hướng dẫn công nhân về cách tiếp tục dựa vào các khuyến nghị y tế công cộng của CDC về tình trạng phơi nhiễm liên quan tới cộng đồng.

Nếu một nhân viên bị bệnh hoặc báo cáo bị bệnh, hãy khử trùng khu vực làm việc và bất kỳ công cụ nào mà nhân viên có triệu chứng bệnh đã sử dụng hoặc cầm vào.

Hãng sở nên phối hợp với các viên chức y tế tiểu bang, địa phương, bộ lạc và/hoặc lãnh thổ để tạo điều kiện cho việc xác định những người bị phơi nhiễm và có khả năng bị phơi nhiễm khác, chẳng hạn như đồng nghiệp trong nhà máy.

Nhân viên y tế tại chỗ, chẳng hạn như kỹ thuật viên y tế khẩn cấp hoặc y tá tại cơ sở, nên tuân theo hướng dẫn phù hợp của CDC và OSHA dành cho nhân viên y tế và người ứng phó khẩn cấp.

Xử lý vấn đề quay lại làm việc

  • Những hãng sở thuộc lĩnh vực hạ tầng quan trọng có nghĩa vụ quản lý việc tiếp tục làm việc và trở lại làm việc của nhân viên của mình theo cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của nhân viên, đồng nghiệp của họ và công chúng. Chủ lao động nên xem xét việc khám sàng lọc và theo dõi y tế liên tục cho những người lao động này, đảm bảo họ đeo thiết bị kiểm soát nguồn phù hợp theo hướng dẫn của CDC và OSHA và thực hiện cách ly giao tiếp xã hội để giảm thiểu nguy cơ người lao động gây phơi nhiễm cho nhau.
  • Những hãng sở thuộc lĩnh vực hạ tầng quan trọng nên tiếp tục giảm thiểu số lượng nhân viên có mặt tại nơi làm việc, cân bằng giữa nhu cầu bảo vệ nhân viên với việc hỗ trợ để tiếp tục các hoạt động thiết yếu.
  • Việc tái hòa nhập (đưa trở lại làm việc) những nhân viên đã tiếp xúc nhưng không có triệu chứng trở lại các hoạt động tại chỗ nên tuân theo Hướng dẫn của CDC dành cho cơ sở hạ tầng quan trọng.  Hướng dẫn này khuyên rằng hãng sở có thể cho phép những nhân viên đã tiếp xúc với COVID-19 nhưng không có triệu chứng tiếp tục làm việc, với điều kiện là họ tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn bổ sung.   Tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ y tế nghề nghiệp và nhân viên y tế của tiểu bang và địa phương sẽ giúp chủ lao động xây dựng kế hoạch thích hợp nhất phù hợp với hướng dẫn của CDC.
  • Việc tái hòa nhập người lao động mắc bệnh COVID-19 (dương tính với COVID-19), bao gồm cả những người lao động vẫn không có triệu chứng, các hoạt động tại chỗ nên tuân theo Hướng dẫn tạm thời của CDC, "Ngừng cách ly đối với người mắc bệnh COVID-19 không ở trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe."

Khi chủ lao động tiếp tục duy trì các hoạt động thiết yếu, họ nên triển khai các chiến lược để ưu tiên các vị trí, mà nếu thiếu nó thì các hoạt động quan trọng sẽ phải dừng lại.  Việc ưu tiên này nên bao gồm phân tích nhiệm vụ, tình trạng có sẵn của lực lượng lao động tại một địa điểm làm việc cụ thể và đánh giá nguy cơ liên quan tới các nhiệm vụ và địa điểm làm việc đó. Chủ lao động cũng có thể đào tạo chéo công nhân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng tại địa điểm làm việc để giảm thiểu tổng số công nhân cần có để tiếp tục hoạt động.

Đối với công nhân có dấu hiệu/các triệu chứng của COVID-19

Nhân viên nhiễm COVID-19 có triệu chứng và đã ở nhà (cách ly tại nhà) không nên quay lại làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly tại nhà và đã tham khảo ý kiến ​​của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như sở y tế tiểu bang và địa phương.

Tình hình liên tục thay đổi, vì vậy chủ lao động thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu sẽ phải tiếp tục đánh giá lại mức độ lây truyền của vi-rút trong khu vực.

 Trang bị bảo hộ cá nhân

Chủ hãng sở phải tiến hành đánh giá mối nguy hiểm để xác định xem có mối nguy hiểm nào hiện diện hoặc có khả năng hiện diện không, mà do đó nhân viên phải mang trang bị bảo hộ cá nhân. Các tiêu chuẩn về trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) của OSHA (29 CFR 1910 Tiểu phần Iexternal  icon) yêu cầu các chủ lao động lựa chọn và cung cấp PPE phù hợp để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ được xác định trong đánh giá nguy cơ. Các kết quả của đánh giá đó sẽ là cơ sở cho các biện pháp kiểm soát tại nơi làm việc (bao gồm trang bị bảo hộ cá nhân PPE) cần có để bảo vệ người lao động.

Hãng sở nên:

  • Dùng video hoặc trình diễn trực quan trực tiếp về PPE phù hợp các quy trình đeo/mặc và tháo/cởi ra. (Duy trì cách ly giao tiếp xã hội trong khi thực hiện các thao tác trình diễn này).
  • Nhấn mạnh rằng cần thực hiện cẩn thận khi đeo/mặc và tháo/cởi trang bị bảo hộ cá nhân PPE nhằm đảm bảo rằng người lao động hoặc vật dụng đó không bị nhiễm bẩn.
  • Cung cấp PPE có thể dùng một lần (ưu tiên) hoặc, nếu tái sử dụng, đảm bảo rằng chúng được khử trùng đúng cách và bảo quản tại một nơi sạch sẽ khi không sử dụng.
  • Không nên chia sẻ hoặc đưa về nhà trang bị bảo hộ cá nhân PPE đã dùng tại cơ sở làm việc.

Tấm che mặt có thể vừa được coi là trang bị bảo hộ cá nhân vừa là vật dụng kiểm soát nguồn lây nhiễm:

  • Nếu có dùng mũ bảo hộ, hãy dùng loại tấm che mặt được thiết kế để gắn vào mũ bảo hộ.
  • Tấm che mặt có thể giúp bảo vệ thêm để tránh tia bắn có thể phát sinh trong quy trình và các giọt bắn có thể có truyền từ người sang người.
    • Kính bảo hộ có thể mờ hơi nước khi sử dụng kết hợp với mặt nạ hoặc khẩu trang vải.
    • Chỉ một số tấm che mặt là vật dụng thay thế chấp nhận được để bảo vệ mắt (chẳng hạn như kính bảo hộ) được dùng để tránh va chạm; các cơ sở làm việc nên tham vấn với chuyên gia về an toàn và sức khỏe​​​​​​​ nghề nghiệp liên quan tới việc sử dụng tấm che mặt.
  • Tấm che mặt có thể giúp giảm thiểu tình trạng nhiễm bẩn cho mặt nạ và khẩu trang vải
  • Nếu được sử dụng, tấm che mặt cần được vệ sinh và khử khuẩn sau mỗi ca làm việc và nên bảo quản chúng ở nơi sạch sẽ tại cơ sở làm việc khi không sử dụng .
  • Nếu được sử dụng, tấm che mặt cũng nên được quấn quanh hai bên mặt của người đeo và mở rộng xuống dưới cằm.

Chủ lao động nên nhấn mạnh việc vệ sinh tay trước và sau khi cầm nắm tất cả các trang bị bảo hộ cá nhân PPE. Chủ lao động trong ngành chế biến thịt và gia cầm nên tiếp tục cập nhật thông tin về những hướng dẫn mới nhất liên quan tới trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).

Là một phần của các đánh giá nguy cơ của mình, chủ lao động phải luôn cân nhắc việc liệu có cần dùng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) để bảo vệ người lao động không. Cụ thể, khi khó có thể duy trì các biện pháp kiểm soát về quy trình và hành chính và có thể có khả năng phơi nhiễm với các nguy cơ khác tại nơi làm việc,  như tia bắn, tia phun dung dịch trên các dây chuyền chế biến hoặc chất khử trùng dùng để vệ sinh cơ sở, quý vị có thể cân nhắc tới việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE).

Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, chủ lao động các cơ sở chế biến thịt và gia cầm nên cân nhắc việc cho phép tự nguyện sử dụng mặt nạ có bộ lọc (như khẩu trang N95, nếu có) cho người lao động của họ, ngay cả khi các loại mặt nạ này thường không yêu cầu phải sử dụng​​​​​​​.

Ngoài tấm che mặt như đã đề cập ở trên, người lao động trong các cơ sở chế biến thịt và gia cầm có thể cần PPE như găng tay, thiết bị bảo vệ mặt và mắt, cũng như các loại PPE khác khi tiến hành vệ sinh và khử trùng nhà máy chế biến thịt và gia cầm (bao gồm các bề mặt thường chạm vào), các công cụ và thiết bị.

Khi cần dùng PPE, chủ lao động nên cân nhắc tới các nguy cơ bổ sung khi PPE không vừa khớp (vd. dây buộc mặt nạ dài lòng thòng hoặc bị kẹt, PPE bị lỏng và cần phải điều chỉnh thường xuyên hoặc có xu hướng rơi ra ngoài) trong môi trường làm việc (vd. máy móc mà PPE có thể bị kẹt vào).

Quyền của người lao động

Phần 11(c)external icon của  Đạo luật về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của 1970external icon, 29 USC 660(c), nghiêm cấm chủ lao động có biện pháp trả đũa chống lại người lao động khi họ nêu lên các mối lo ngại về các điều kiện sức khỏe và an toàn. Ngoài ra, Chương trình bảo vệ cảnh báoexternal icon của OSHA thực thi các quy định của hơn 20 đạo luật chuyên ngành của liên bang nhằm bảo vệ nhân viên khỏi bị trả thù vì đã nêu lên hoặc báo cáo mối lo ngại về các mối nguy hiểm hoặc vi phạm luật của ngành hàng không, hãng vận tải thương mại, sản phẩm tiêu dùng, môi trường, cải cách tài chính, an toàn thực phẩm, cải cách bảo hiểm y tế, an toàn xe cơ giới, hạt nhân, đường ống dẫn, giao thông công cộng, đường sắt, hàng hải, chứng khoán và luật thuế. OSHA khuyến khích người lao động bị trả thù nên gửi khiếu nại lên OSHAexternal icon càng sớm càng tốt để nộp đơn khiếu nại của họ trong thời hạn hợp pháp, mà trong một số trường hợp thời hạn này chỉ có 30 ngày kể từ ngày họ bị trả thù hoặc biết được việc bị trả thù. Nhân viên có thể nộp đơn khiếu nại lên OSHA bằng cách trực tiếp đến hoặc gọi tới văn phòng OSHA tại địa phương của mình; gửi khiếu nại bằng văn bản qua fax, thư hoặc email đến văn phòng OSHA gần nhất; hoặc nộp đơn khiếu nại trực tuyến. Không bắt buộc phải làm đơn theo mẫu cụ thể nào, và có thể khiếu nại bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.

OSHA cung cấp các khuyến cáo nhằm hỗ trợ chủ hãng sở tạo dựng nơi làm việc không có tình trạng trả thù và hướng dẫn cho chủ hãng sở về cách phản ứng đúng đắn với những nhân viên khiếu nại về các mối nguy hiểm tại nơi làm việc hoặc nguy cơ vi phạm luật lệ liên bang. OSHA kêu gọi các chủ hãng sở nên xem xét ấn phẩm Các thực hành khuyến cáo dành cho chương trình chống trả thùpdf iconexternal icon.

1 Chủ hãng sở nên đánh giá những khó khăn và lợi ích của việc đo và ghi thân nhiệt của nhân viên hoặc yêu cầu họ điền vào bảng câu hỏi bằng văn bản.  Những loại văn bản này trở thành hồ sơ phải được lưu giữ trong suốt thời gian làm việc của nhân viên, cộng thêm 30 năm. Hãy xem tiêu chuẩn của OSHA về Tiếp cận hồ sơ y tế và phơi nhiễm của nhân viên (29 CFR 1910.1020external icon).

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ